Thiết kế nội thất phong cách Retro – Sự hòa quyện giữa Hoài cổ và Hiện đại
Retro là thuật ngữ rút gọn của “Retrospective” tức là hồi tưởng quá khứ. Phong cách Retro có nguồn gốc từ Bắc Âu và thịnh hành vào những năm từ 1950 đến 1970, nội thất Retro mang tính hoài cổ nhưng không kém phần hiện đại. Thuật ngữ “Retro” đề cập đến xu hướng hay phong cách từ quá khứ, đồ nội thất có tính hoài cổ về những năm 50, 60, 70.
1, Phong cách nội thất Retro là gì?
Retro là sự kết hợp giữa nét cổ điển, sang trọng của quá khứ với nét thanh lịch, phóng khoáng và không kém phần tươi mới của hiện đại. Qua đó, căn nhà với thiết kế màu sắc Retro sẽ mang vẻ đẹp vừa sống động vừa tinh tế.
Phong cách nội thất retro là biểu tượng của sự hoài cổ vô cùng cuốn hút. Đồng thời, nó còn tượng trưng cho sự đơn giản, chân thành nhưng không kém phần hiện đại, quyến rũ.
Phong cách retro hiện nay
2, Điểm đặc trưng của phong cách nội thất retro.
2.1 Đồ nội thất đơn giản
Để tạo nên phong cách cách retro không thể thiếu những món đồ nội thất vừa đơn giản vừa sở hữu những nét đẹp đặc trưng.
Phong cách nội thất Retro nhấn mạnh sự giản đơn
Phong cách retro sử dụng đồ nội thất với thiết kế thanh thoát, cách tân, đồng thời giữ lại đường nét cổ điển và các họa tiết đơn giản, mềm mại.
Phong cách retro nội thất là sự kết hợp độc đáo giữa hơi thở của thời đại mới và nét tinh túy của thời gian. Nhờ phong cách này mà không gian sống đẹp mắt, tạo ấn tượng độc đáo hơn.
2.2 Chủ yếu sử dụng gam màu pastel
Màu sắc sử dụng phổ biến trong phong cách retro là gam màu pastel hòa với màu trắng, hoặc những màu đối lập để tạo được sức hấp dẫn cho không gian.
Những sự kết hợp độc đáo tạo ra không gian đẹp ấm cúng trong những năm 60. Nhìn đơn giản nhưng nó lại mang đến những hình ảnh lạ mắt, đẹp và thích thú bởi phong cách thiết kế khi kết hợp với các gam màu này.
Qua những năm 80 chúng ta có thể cảm nhận được phong cách mới với cách phối màu nội thất khá đặc trưng không kém phần sang trọng.
Màu retro những năm 80
Phong cách thiết kế nội thất những năm 90 theo các gam màu đặc trưng và cảm giác nhìn vào có phần thoải mái hơn với không gian. Được kết hợp với nhiều màu độc đáo, đáng để gây sự chú ý cho phong cách này.
Nhắc đến phong cách retro là nhắc đến sự quyến rũ, thời thượng, vẻ hoài cổ và đầy sành điệu.
Trong phong cách retro, bạn không nên bỏ qua những tông màu chủ đạo như cam ngọt, xanh lam, nâu đỏ. Bạn có thể kết hợp cùng những gam màu nổi bật như vàng đậm hoặc xanh non.
Gam màu pastel là lựa chọn cho phong cách retro.
Một sự lựa chọn khá độc đáo khác là những tông màu trang nhã. Chẳng hạn như màu mận, màu nâu đậm, màu be, màu nấm, xanh lục bảo, màu navy,…
2.3 Tranh trang trí và phụ kiện retro
Với phong cách nội thất retro, các căn nhà thường được chia thành những không gian nhỏ và bố trí nhiều vật dụng. Vì thế người ta thường ưa chuộng những kiểu tranh kích cỡ nhỏ hoặc trung bình để trang trí cho tường của căn phòng.
Những bức tranh xinh xắn sẽ khiến cho căn nhà trở nên ấm áp và lãng mạn. Còn những bức tranh theo trường phái hội họa, trừu tượng, ấn tượng, hoang dã và hình học sẽ được lựa chọn để lại cho căn nhà nét cách tân và phóng khoáng.
Những bức tranh hoài cổ phù hợp với phong cách Retro
2.4 Trang trí tường bằng tone màu trắng hoặc giấy dán tường có họa tiết
Gam màu trắng hoặc trắng ngà thường được dùng để trang trí những bức tường nhà mang phong cách retro trong thiết kế nội thất. Ngoài ra, các loại giấy dán tường với họa tiết lớn cũng được sử dụng phổ biến.
Họa tiết của giấy dán thường chịu ảnh hưởng của nhạc Pop và xu hướng tự do của con người. Do đó, các hoạt tiết hay có dạng hoa lá và lặp đi lặp lại tạo ảo giác.
Vật dụng trang trí chủ đạo trong phong cách Retro là tranh ảnh, những bức tranh sử dụng thường mang chủ đề đương đại, sự trừu tượng rõ nét. Mỗi bức tranh có thể về một nhóm ca sĩ, một ca sĩ thịnh hành trong những năm 50, 60, cũng có thể là một chủ đề trừu tượng hoặc một bức tranh với nét độc đáo, ấn tượng riêng.
Trang trí, decor tường trắng với những tờ báo cổ.
2.5 Tận dụng ánh sáng cho không gian.
Trong thiết kế nội thất phong cách Retro, ánh sáng là một phần không thể thiếu, với sự kết hợp ánh sáng hài hòa từ trần đến tường, sàn sẽ giúp cái chất của không gian tăng lên. Những năm 70 phổ biến với những chiếc đèn cây để sàn với chụp đèn lớn. Những năm 60 sử dụng đèn treo ốp alu.
Về kiến trúc sẽ thiên về sử dụng cửa sổ cánh và cửa sổ vòm rộng, tuy nhiên ánh sáng tự nhiên vẫn được tận dụng triệt để.
Ánh sáng cho không gian ngôi nhà mở
3. Mẫu thiết kế nội thất phong cách Retro
3.1. Thiết kế phòng khách
Phong cách nội thất retro được áp dụng mới cách khéo léo mang lại không gian sống đầy tiện nghi và hiện đại cho gia chủ. Vật dụng trang trí là gỗ đan bằng liễu gai kết hợp với màu vàng trên đồ nội thất, tất cả tạo nên hương vị đậm chất retro style. Một vài chậu cây nhỏ xinh trong ngôi nhà như điểm nhấn xanh hài hòa.
Sử dụng nội thất đơn giản, mộc mạc.
3.2 Thiết kế phòng ngủ
Những khung tranh ảnh là điểm nhấn cho phòng ngủ mang phong cách retro. Chủ đề các bức ảnh rất đa dạng, từ trường phái trừu tượng, ảnh ca sĩ, cho đến tranh ảnh mà chủ nhân thích.
Tone màu chủ đạo của căn phòng là màu xanh đầy năng lượng. Góc làm việc sử dụng tờ báo cũ làm background để gợi lại nét đẹp cổ xưa.
Mẫu thiết kế phòng ngủ retro
4.3 Thiết kế phòng bếp
Căn phòng bếp sử dụng kệ treo tường với cách trang trí retro bắt mắt, tính thẩm mỹ cao để lưu trữ các vật dụng sinh hoạt. Tông màu xanh ngọc khiến không gian trẻ trung, sinh động hơn.
Gam màu đơn điệu cùng vật dụng đơn giản mang tính cổ điển pha chút hiện đại.
Trên đây là giới thiệu về phong cách nội thất retro đang được rất nhiều gia đình lựa chọn. Nếu bạn muốn sử dụng phong cách này cho tổ ấm của mình nhưng không biết thiết kế sao cho hợp lý, thì hãy liên hệ ngay với Azuhome. Chúng tôi sẽ hiện thực hóa giấc mơ ngôi nhà xinh của bạn.
▪️ Hotline: 024.32035.889/ 0944.336.889
▪️ Email: azuhome.vn@gmail.com
▪️ Website: https://azuhome.vn/
▪️ Sản xuất tại: Hữu Bằng , Thạch Thất, Hà Nội
——————————————-
CƠ SỞ AZUHOME
▪️ Hà Nội: L1-04 Ngõ 68 Đường Lưu Hữu Phước- P.Cầu Diễn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội
▪️ TP Hồ Chí Minh: Toà nhà Mekong Tower, số 235 Đường Cộng Hoà- Tân Bình – TP.HCM