PHONG CÁCH NỘI THẤT TỐI GIẢN

PHONG CÁCH NỘI THẤT TỐI GIẢN CHO KHÔNG GIAN MỞ RỘNG HƠN.

Minimalism hay phong cách tối giản trong thiết kế nội thất có nghĩa là bố trí phòng có càng ít đồ đạc và chi tiết càng tốt. Các yếu tố chính của phong cách này là sự chú ý đến hình dạng, màu sắc và vật liệu.

1, Phong cách tối giản Minimalism là gì?

Phong cách minimalism, nói cách khác, là “back to basic” – giản lược mọi thứ, giữ mọi thứ ở mức đơn giản nhất có thể với mục tiêu hướng đến sự thanh lịch, tinh tế.

Minimalism được khẳng định là phong cách thuộc tầng lớp thượng lưu sang trọng từ sự đơn giản nó mang lại hiếm người có thể cảm nhận được.

Thiết kế nội thất mang phong cách tối giản.

2. Lịch sử minimalism

Xuất hiện từ những năm 1970, Minimalism được xem là một nhánh của phong cách đương đại.

Phong cách tối giản xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, rõ nét nhất là trong nghệ thuật thị giác với các tác phẩm hội họa của Mark Rothko.

Phong cách tối giản có ảnh hưởng rộng lớn ở khắp các bộ môn nghệ thuật, các ngành thiết kế – sáng tạo.

Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) 

Những công trình trong thời gian này của Mies van der Rohe đã đặt nền móng cho phong cách kiến trúc tối giản.

Kiến trúc của Mies van der Rohe là những không gian trong sạch, đơn giản, tinh tế, trật tự: là những đường thẳng, những mặt phẳng, những góc vuông,… bộc lộ rõ cấu trúc của hệ thống kết cấu.

Chủ nghĩa tối giản tối thiểu tôn sùng sự giản lược trong ngôn ngữ kiến tạo không gian. Những người tiên phong cho rằng, các thành tố cấu tạo lên không gian hoặc đồ nội thất nên đơn giản và càng ít chi tiết càng tốt. Nhưng những chi tiết hiếm hoi có mặt trong thiết kế lại phải được chăm chút thật kỹ lưỡng và hoàn hảo.

3. Nguyên tắc trong thiết kế nội thất theo phong cách Minimalism

a, Tổng thể không gian “tối giản- tối thiểu”

Nếu như tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống là tạo ra sự phong phú về nội thất thì phong cách này tập trung tối giản đến mức có thể đồ nội thất và giữ lại không gian trống hoàn hảo.

Minimalism được xây dựng xung quanh triết lý “Less is more” và chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản: đơn giản hóa nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí. Với cách trang trí này, bạn sẽ có được một mặt bằng tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và giữ lại được không gian kiến trúc đẹp, sạch sẽ, thông thoáng.

Không gian “tối giản- tối thiểu”

b, Hạn chế màu sắc

Màu sắc được sử dụng trong phong cách tối giản hầu như không có nhiều. Thế nên, thường trong Minimalism người ta sử dụng không quá 4 gam màu. Và hợp lý nhất là 3 màu với tỷ lệ hòa trộn là 60 – 30 – 10. 60% là gam màu chủ đạo, 30% gam màu trung tính, 10% chính là gam màu nhấn.

Gam màu nhẹ nhàng luôn song hành cùng sự tối giản từ đường nét cho đến không gian. Vì thế phong cách tối giản đại diện cho sự trang nhã, linh hoạt.

Đối với phong cách này, màu trắng chính là tông màu chủ đạo, gam màu be dịu chính là nhân tố chuyển tiếp. Và tông màu nâu là chính sắc màu nhấn để giúp không gian đó không bị đơn điệu, mà vẫn hiện đại, trẻ trung.

Tường nhà thì bạn có thể sơn theo sở thích của mình. Thế nhưng, ở phong cách tối giản thì người ta hay sử dụng màu sắc nguyên bản từ vật liệu bê tông, thép, đá….Đây chính là sự hoàn hảo cho 1 không gian theo phong cách Minimalist.

Những bức tường gạch, sàn bê tông luôn được mài nhẵn để mang đến cảm giác chắc nặng cho không gian. Thế nhưng, việc gia công bề mặt cho chúng phải cực kỳ tốt, đặc biệt là khâu chống thấm. Màu tự nhiên của bê tông chính là sự lựa chọn tốt cho không gian minimalist.

c, Tận dụng ánh sáng như một phần của thiết kế

Trong xu hướng thiết kế nội thất tối giản, ánh sáng như một phần trang trí đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh các khu vực quan trọng, thông qua hiệu ứng bóng đổ vào đồ nội thất, giúp tôn lên hình khối vật dụng và các thành phần khác trong kiến trúc căn nhà.

Ngoài ra, sử dụng ánh sáng không “tốn” diện tích nhưng lại tạo điểm nhấn cho các khu vực quan trọng. Hiệu ứng ánh sáng tác động vào đồ nội thất giúp không gian thêm sinh động hơn.

Nguồn ánh sáng tự nhiên thì được lọc qua những bộ rèm cửa, hay bình phong chắn, xuyên qua những tán cây bên ngoài 1 cách có chủ đích. Khi ánh sáng len lỏi vào không gian trong nhà sẽ đạt đến tính thẩm mỹ, và hiệu quả chiếu sáng.

Còn đối với nguồn sáng nhân tạo thì việc chọn lọc 1 cách cẩn thận sẽ nhấn mạnh được những hình dạng, cấu trúc của những thành phần trang trí.

Thế nên, việc đưa ánh sáng vào trong không gian tối giản gián tiếp qua hệ thống khe hở, hoặc phản xạ, xuyên qua vách ngăn mờ cửa giấy của Nhật. Đây là thứ ánh sáng không quá gay gắt, nhưng nó chuyển sự đều đặn trên bề mặt của diện tiếp xúc và tại điểm giao giữa sáng và tối. Và luôn nhớ, phong cách tối giản không có nghĩa là phải tiết kiệm mà là sự chắt chiu ánh sáng trở nên quý giá hơn.

Tận dụng ánh sáng như một phần của thiết kế

4. Minimalism ảnh hưởng như thế nào?

Minimalism ảnh hưởng đến tất cả loại hình nghệ thuật và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20, chẳng hạn như hình thức gallery. Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của mình đối với nghệ thuật hiện đại và các nghệ sĩ, Tối giản đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống.

Nghĩa là Tối giản giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ với những yếu tố cần thiết, xua đuổi bất cứ điều gì mà họ cho là không cần thiết.

a, Tối giản trong Nội thất (Minimalist Interior/ Indoor design)

Tối giản trong Nội thất luôn có tính mạnh mẽ, hiện đại, rõ ràng của đường nét và mảng khối. Đặc biệt các khoảng trống và ánh sáng được chú trọng và đề cao, và thiết kế nội thất theo phong cách này là thiết kế từ khoảng trống đến khoảng đặc của đồ nội thất cũng như ánh sáng lẫn khoảng tối của không gian nội thất.

b, Tối giản trong Ngoại thất (Minimalist Outdoor Design)

Theo phong cách này cũng gói gọn trong hai chữ “Hạn chế”.  Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí quá nhiều ngoại thất, hạn chế về số lượng cây cối, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Những chính sự hạn chế này lại khắc phục được nhược điểm về diện tích của sân vườn.

Tối giản trong Ngoại thất

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về phong cách nội thất Mininalism cũng như những đặc điểm chính của nó. Nếu bạn yêu thích phong cách này và muốn áp dụng vào ngôi nhà của mình, hãy liên hệ Azuhome để được tư vấn riêng cho phong cách tối giản nhé.

▪️ Hotline: 024.32035.889/ 0866.336.889

▪️ Sản xuất tại: Hữu Bằng , Thạch Thất, Hà Nội

——————————————-

CƠ SỞ AZUHOME

▪️ Hà Nội: L1-04 Ngõ 68 Đường Lưu Hữu Phước- P.Cầu Diễn – Q. Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội

▪️ TP Hồ Chí Minh: Toà nhà Mekong Tower, số 235 Đường Cộng Hoà- Tân Bình – TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0866.336.889